🌷 SỰ PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CỦA TRẺ 🌷
Ngay từ khi sinh ra trẻ đã có những dấu hiệu giao tiếp đầu tiên là tiếng khóc chào đời. Đến khoảng 12 tháng tuổi, một số trẻ sẽ bắt đầu có lời nói. Nhưng trước khi có lời nói, trẻ đã có rất nhiều dấu hiệu giao tiếp như biết chú ý lắng nghe giao tiếp của người khác khi trẻ 2 - 3 tháng tuổi hay bắt chước các động tác đơn giản như vỗ tay, vẫy tay,...khi trẻ khoảng 10 tháng tuổi. Do vậy, trước khi giao tiếp bằng lời nói, trẻ cần có một nền móng các kỹ năng giao tiếp vững chắc.
👉 Kỹ năng chú ý là bước đầu tiên để trẻ bắt đầu giao tiếp. Kỹ năng này được ví như nền móng của ngôi nhà, không có kỹ năng này, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các kỹ năng khác trong giao tiếp và cả các lĩnh vực phát triển khác.
👉 Tiếp đến, là những viên gạch vô cùng chắc chắn: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng bắt chước, kỹ năng luân phiên.
👉 Sau luân phiên là kỹ năng chơi đùa. Thông qua chơi đùa, con có thể biết cách tương tác giao tiếp xã hội với mọi người xung quanh tốt hơn. Đồng thời, chơi đùa sẽ giúp con tư duy sáng tạo làm giảm các hành vi rập khuôn của trẻ.
👉 Nhờ chơi đùa, các con sẽ hiểu biết thêm về mọi thứ xung quanh. Từ đó, trẻ có thể biết cách giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh hơn.
👉 Cuối cùng, trước khi có lời nói, trẻ sẽ sử dụng cử chỉ điệu bộ để thể hiện yêu cầu hay mong muốn của trẻ.
🍀 Tất cả những kỹ năng giao tiếp đều phát triển dần dần theo thời gian và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự tiến bộ của kỹ năng này sẽ giúp kỹ năng khác phát triển tốt hơn. Do vậy, trẻ chỉ giao tiếp bằng lời nói hiệu quả nếu như các nền móng chú ý, lắng nghe, bắt chước, luân phiên, vui chơi, hiểu biết, cử chỉ điệu bộ đã được phát triển tốt.
Cha mẹ hãy tìm hiểu thêm về các lĩnh vực phát triển của trẻ để xây dựng những phương pháp hỗ trợ con phù hợp, đừng quên vai trò của cha mẹ có Ý NGHĨA RẤT LỚN TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA