GIÁO ÁN
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Vòng đời phát triển của bướm
Chủ đề: Thế giới động vật
Loại tiết: Cung cấp kiến thức
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Ngát.
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
-Trẻ biết được quá trình hình thành và phát triển của con bướm trải qua 4 giai đoạn: Bướm đẻ ra trứng-trứng nở thành sâu-sâu phát triển thành nhộng nằm trong kén-nhộng nở thành bướm
- Trẻ nhắc lại được tên gọi, đặc điểm chính của con Bướm, biết lợi ích, tác hại của sâu bướm.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, suy luận, phán đoán cho trẻ.
- Rèn kỹ năng trả lời đủ câu, rõ ràng. Mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
-Rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm, chờ đến lượt khi tham gia hoạt động.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia khám phá
- Biết bảo vệ côn trùng có ích.
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm:
- Lớp 5- 6 tuổi A2
-Trẻ ngồi hình chữ u, nhóm 5 vòng tròn
2. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Hình ảnh trứng –sâu –kén – bướm
- Băng hình 1 số loài bướm
- Nhạc bài hát: Điều kỳ diệu quanh ta, kìa con bướm vàng,...
3. Đồ dùng của trẻ:
- Nguyên liệu cho trẻ hoạt động: giấy các màu, kẽm xoắn, băng dính 2 mặt, lá cây, kéo…
- Lô tô hình ảnh: trứng, sâu, kén, bướm
- Giá vẽ tranh
- Mẹt, rổ đựng đồ
III. Tiến trình tổ chức hoạt động:
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Tập trung trẻ
- Giới thiệu chương trình “Khoa học vui”
- Cô và trẻ cùng hát “ Điều kỳ diệu quanh ta”
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vòng đời phát triển của con Bướm
2.1.Phần thứ nhất: Thử trí thông minh
- Chương trình khoa học vui của chúng ta hôm nay tìm hiểu về một con côn trùng, ai biết là con nào?
- Chơi giải câu đố:
“Con gì cánh sặc sỡ
Hay bay lượn rập rờn
Trên vườn hoa đua nở
Làm đẹp thêm muôn phần”
(là con gì)
- Vậy ai biết gì về con bướm?
- Loài Bướm thuộc nhóm nào ?
- Những con Bướm có màu gì?
-Vì sao bướm lại bay được ?
- Vậy bướm được sinh ra khi nào?
- Cô giới thiệu bài và cho trẻ xem video
- Cô đưa ra câu hỏi:
+Bướm đẻ ra gì nào
+Trứng bướm nở ra con gì?
+Con sâu có giống con bướm không?
+Con sâu nở từ trứng ăn gì để lớn?
+Khi thành kén nhộng thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?
- Cô tổ chức cho trẻ về nhóm sắp xếp lại vòng đời phát triển của bướm qua sự hiểu biết của trẻ.
->Các nhóm trình bày phần thực hiện sắp xếp của nhóm mình
->Cô khái quát lại vòng đời phát triển của bướm qua đoạn hình ảnh.
TL: Quá trình phát triển của con Bướm bắt đầu từ những quả trứng bướm. Trứng bám trên lá cây sẽ nở thành sâu. Sâu phát triển thành nhộng nằm trong kén. Nhộng lại nở thành bướm, bướm lại đẻ ra trứng…(lặp lại hết chu kỳ trên) cứ như vậy quá trình phát triển cứ lặp đi lặp lại theo một chu kỳ người ta có thể gọi đó là vòng đời phát triển của sâu bướm.
-Vậy để trở thành con Bướm xinh đẹp cần phải trải qua mấy giai đoạn phát triển?
-Đó là những giai đoạn nào?
- Mở rộng: Có rất nhiều loài bướm và mỗi loài bướm có 1 màu sắc rất độc đáo và đặc trưng (Cho trẻ quan sát hình ảnh các loài bướm khác nhau trên máy).
-> Giáo dục: Các con ạ, những con sâu tuy có hại nhưng khi nở thành những con bướm thì chúng lại có ích như bay từ bông hoa này sang bông hoa khác giúp thụ phấn cho hoa.những con bướm nhiều màu sắc bay rập rờn còn làm đẹp cho thiên nhiên nữa,tuy nhiên phấn của con bướm có thể làm ngứa cho con người vì vậy chúng ta không nên bắt bướm hay bắt sâu róm nhé.
3.Hoạt động 3: củng cố
* Trò chơi 1: Tạo dáng
Trẻ chơi trên nền nhạc gọi bướm
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
-Trong quá trình chơi cô quan sát hỗ trợ trẻ chơi.
-Sau mỗi lần chơi cô bao quát xử lý tình huống và động viên khen ngợi trẻ kịp thời
* Trò chơi 2. làm con bướm bằng những nguyên vật liệu khác nhau.
- Cô phổ biến luật chơi cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
(trong quá trình chơi cô quan sát hỗ trợ trẻ chơi)
-Sau mỗi lần chơi cô bao quát xử lý tình huống và động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
4.Hoạt động 4. Kết thúc
- Cô cho cả lớp biểu diễn bài “Kìa con bướm vàng”
|
NGƯỜI SOẠN
Nguyễn Thị Ngát.
|