Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Vào thời điểm chuyển mùa, thay đổi
thời tiết, từ mưa sang nóng, hoặc nhiệt độ trong ngày chênh lệch cao làm cho những vi khuẩn, virus tồn tại sẵn trong môi trường và trong cơ thể, đang từ thể không hoạt động sang thể hoạt động.
Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Trẻ đi học trong môi trường chật hẹp cũng dễ nhiễm khuẩn, lây bệnh. Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, thậm chí bùng phát thành dịch lớn.
Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…), nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN CHÂN MIỆNG NHƯ THẾ NÀO?
Đối với bệnh chân tay miệng, không có phương pháp đặc trị nào. Cách điều trị bệnh tại nhà hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt. Việc các cha mẹ nên làm là:
Rửa tay thường xuyên với xà phòng cho trẻ, cắt móng tay móng chân cho con để con không gãi trầy xước da.
Khi phát hiện bệnh không đưa đến nơi đông người tránh nhiễm chéo bệnh khác.
Khi bị tay chân miệng, trẻ thường sốt cao khoảng 39 độ. Đây là nhiệt độ cần thiết mà cơ thể tạo ra để ngăn chặn sự sinh sôi của virus, nên việc dập triệu chứng sốt bằng viên hạ sốt càng làm bệnh thêm trầm trọng do đang cản trở hệ miễn dịch làm việc.
Trẻ có thể mọc mụn trong miệng gây đau, cha mẹ có thể cho con ăn thức ăn lỏng, uống các loại nước ép trái cây, rau củ, bổ sung vitamin.
Dùng dầu xông thường xuyên để diệt virut và làm sạch không khí, bổ sung enzym cho bé.
Hoặc có thể dùng 1 vài phương pháp sau để hỗ trợ:
- Lá bàng: hái một nắm lá bàng đun kỹ với nước và muối. Vừa để tắm vừa bôi vào miệng con. Nước này có thể uống được. Nước dùng bôi vào miệng nên chắt vào chai nút kín bảo quản tủ lạnh, mỗi lần lấy một ít hâm nóng lên rồi mới dùng.
- Lá lốt: lá lốt đun kỹ cũng có thể dùng như lá bàng. Nếu không có lá bàng thì dùng tạm lá lốt. Dùng lá bàng tốt hơn.
- Rau sam: cũng đun kỹ và sử dụng giống lá bàng.
- Lá sài đất: cũng dùng như trên. Nhưng nhược điểm lá sài đất hơi đắng.
Các cha mẹ hãy giữ tâm thái bình anh để truyền cho con những năng lượng tích cực khi bị bệnh. Bệnh là để khỏe hơn nếu cha biết hành động đúng! Đừng quên chia sẻ bài viết về tường để lưu lại nhé các cha mẹ