Xước móng tay (xước măng tô) ở trẻ em là tình trạng không quá nguy hiểm nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể trẻ đang bị thiếu chất. Cha mẹ cần hiểu rõ khi trẻ bị xước măng rô là thiếu chất gì để tăng cường bổ sung cho con. Vậy nên, hãy cùng theo dõi những thông tin mà Cửa Sổ Vàng đã tổng hợp dưới đây nhé!
Xước móng tay là như thế nào?
Xước móng tay là tình trạng những mảnh da nhỏ bong tróc xung quanh móng tay, rồi xước thành từng sợi. Tình trạng xước móng tay có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên.
Trẻ bị xước móng tay là thiếu chất gì?
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng xước móng tay ở trẻ có thể là do trẻ thiếu vitamin C và acid folic. Trong đó:
- Vitamin C là nhóm vitamin quan trọng với hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ. Trẻ bị thiếu vitamin C dễ dẫn đến khô da, khô móng, bong tróc và xước móng tay. Ngoài ra, khi thiếu vitamin C, sức đề kháng của trẻ cũng bị suy yếu và dễ mắc các bệnh vặt.
- Acid folic là một loại vitamin nhóm B, có tác dụng giúp cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào, đặc biệt là tế bào da, móng và tóc. Việc thiếu hụt acid folic có thể dẫn đến móng yếu và dễ bị trầy xước.
Cách bổ sung vitamin C và acid folic cho trẻ bị xước móng tay
Khi nhận thấy tình trạng xước măng rô ở trẻ, cha mẹ nhớ giúp con bổ sung thêm vitamin C và acid folic cùng các dưỡng chất cần thiết cho làn da bằng cách:
- Ăn các loại trái cây họ cam, chanh: Chanh, bưởi, cam, quýt đều là những loại trái cây giàu vitamin C, mọng nước và dễ ăn. Cha mẹ có thể thay đổi và cho bé ăn mỗi ngày để bé không bị thiếu hụt vitamin C.
- Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả: Không chỉ cam, chanh chứa vitamin C, mẹ có thể cho bé ăn các loại rau củ quả khác như ớt chuông, đu đủ, dâu tây… Vừa giúp bé bổ sung vitamin, acid folic, vừa cung cấp cho cơ thể bé chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Tăng cường bổ sung các loại rau có màu xanh đậm: Cải bó xôi, bông cải… và những loại rau màu xanh đậm có chứa rất nhiều acid folic; đồng thời chúng cũng bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cho trẻ. Vì thế, cha mẹ nên tăng cường bổ sung các loại rau này vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
- Cho trẻ ăn thịt, trứng: Đây là những nguồn folate tự nhiên hoàn hảo cho bé. Đồng thời. trứng cũng giúp bổ sung vitamin E cần thiết cho sự phục hồi của làn da.
- Uống bổ sung vitamin: Trong trường hợp trẻ vẫn có dấu hiệu thiếu chất, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được kê đơn bổ sung vitamin đúng liều lượng.
Cách tránh nh.iễm trùng cho trẻ bị xước móng tay
Cha mẹ biết không, những mảnh da xước tuy nhỏ nhưng có thể dẫn đến nh.iễm trùng và h.oại t.ử cả ngón tay của trẻ nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách. Hơn nữa, đầu ngón tay còn là nơi tập trung các mạch máu và dây thần kinh nên đôi khi chỉ là một vết xước nhỏ cũng đáng để cha mẹ phải lưu tâm đấy nhé.
Khi trẻ gặp hiện tượng xước măng rô, cha mẹ có thể thực hiện những bước sau để giữ gìn vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé:
- Trước hết, mẹ nên vệ sinh tay bé thật sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Khi da tay bé đã mềm hơn, cha mẹ hãy dùng bấm móng tay để cắt bỏ phần da xước ra khỏi tay bé. Cha mẹ cần chú ý không để trẻ tự kéo, bứt những đoạn da bị tưa vì sẽ gây chảy máu và có thể bị nhiễm trùng.
- Vì bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, thức ăn, đồ chơi… nên cha mẹ cần nhắc bé rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi. Nếu trẻ còn nhỏ, chưa thể tự rửa tay được thì cha mẹ hãy giúp bé thực hiện bước này nhé. Việc làm này không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn ở bàn tay, tránh nh.iễm trùng, sưng tấy ở các vết xước mà còn giúp hạn chế nguy cơ lây bệnh từ tay sang miệng ở trẻ.
- Khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho bé, cha mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm có độ pH trung tính để tránh kích ứng da, khiến da bé dễ bị khô, bong tróc.
Ngoài ra, khi phát hiện trẻ có những vết xước ở tay, cha mẹ nên thường xuyên quan sát bàn tay con. Nếu thấy có hiện tượng sưng đỏ, mưng mủ thì nên nhờ bác sĩ kiểm tra để tránh tình trạng nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho trẻ.