Chủ động phòng ngừa 6 bệnh trẻ em dễ mắc
vào mùa hè, ngày nắng nóng.
Bên cạnh đó, vào mùa hè hay những ngày nắng nóng thì độ ẩm không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi,... bùng phát. Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém.
Bệnh tay - chân - miệng
Nguyên nhân:
Bệnh do virus đường ruột Enterovirus (E71) và Coxcakieruses gây nên, lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, từ người sang người.
Triệu chứng:
Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn. Trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi,...
Khi trẻ sốt hơn 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến biến chứng của bệnh.
Sốt virus
Nguyên nhân: Bệnh sốt do virus Rubella.
Triệu chứng:
Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho,... Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2 - 4 của bệnh nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu.
Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3 - 5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm.
Viêm não Nhật Bản B
Nguyên nhân: Bệnh viêm não Nhật Bản B do virus Arbo gây ra. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người.
Triệu chứng: Sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh.
Sốt xuất huyết
Nguyên nhân: Bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người.
Triệu chứng:
Sốt cao đột ngột, đỏ phừng mặt, da sung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu. Một số trường hợp kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
Ở trẻ đang trong giai đoạn trẻ bú mẹ có thể kèm triệu chứng ho sổ mũi hay tiêu chảy. Sau đó, bệnh nhi có thể biểu hiện xuất huyết như chấm xuất huyết thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu.
Tiêu chảy cấp
Nguyên nhân:
Vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả,...) hoặc virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.
Triệu chứng:
Trẻ đi ngoài 10 - 15 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua nhiều khi có nhầy máu. Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn.
Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít. Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban.
Các bệnh khác
Giữa thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu. Vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt
Xây dựng thói quen rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Điều này giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
Ăn uống hợp vệ sinh
Bạn nên vệ sinh trong cách chế biến và bảo quản thức ăn cho bé. Đồ ăn của bé không nên hâm lại nhiều lần, nếu bé ăn thừa thì nên đổ bỏ.
Bạn phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Tạo môi trường sống trong lành và an toàn
Luôn giữ môi trường xung quanh trẻ thông thoáng, trong lành như: phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra, phụ huynh nên tạo thói quen khi ngủ mắc màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng,...
Tăng cường lượng dịch uống
Thường xuyên cung cấp nước cho trẻ, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội,... giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
Tiêm ngừa đầy đủ
Những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.