Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non không chỉ đơn giản là mang đến sự chỉnh chu bề ngoài, để trẻ luôn thơm tho sạch sẽ mà còn là t cách giúp phòng ngừa bệnh tật. Khi giáo dục trẻ vệ sinh đúng cách từ khi còn nhỏ các bé sẽ giữ thói quen này và tự chăm sóc bản thân tốt hơn.
Vì sao cần giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non?
Vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non sẽ mang lại những lợi ích sau:
Tăng sự tự tin cho bé: Khi cơ thể trẻ được vệ sinh sạch sẽ, quần áo phẳng phiu thơm tho và không còn các vấn đề như hôi miệng và mùi cơ thể thì bé sẽ tự tin hơn khi đi học, đi chơi.
Duy trì răng khỏe mạnh: Đánh răng đều đặn vào sáng thức dậy và tối trước khi đi giúp răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sâu răng hay hôi miệng.
Giảm nguy cơ bệnh tật: Vệ sinh cá nhân giúp giảm nguy cơ bệnh tật cho trẻ và những người xung quanh nhất là những bệnh lây do vi rút và vi khuẩn.
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non rất quan trọng.
Giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non – Ba mẹ nên dạy con những gì?
Khi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non ba mẹ cần lưu ý những nội dung sau để trẻ chăm sóc bản thân tốt hơn:
Dạy bé rửa tay
Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn bởi hàng ngày trẻ sẽ đụng chạm và cầm rất nhiều đồ vật. Do đó việc dạy bé rửa tay hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của bé.
Dạy bé rửa theo theo 6 bước của Bộ Y tế.
Trước khi dạy bé rửa tay các bậc phụ huynh hãy giải thích cho con hiểu sự quan trọng của việc rửa tay là điều cần thiết và nếu không rửa tay thì sẽ có điều gì xảy ra. Thời điểm bắt buộc phải rửa tay gồm:
- Trước và sau khi ăn.
- Trước khi đi ngủ.
- Sau khi đi vệ sinh.
- Sau khi chạm và vui chơi cùng động vật.
- Sau khi hắt hơi, xì mũi, ho.
- cầm đồ ăn vặt và trước các bữa ăn
- Trước khi chạm vào em bé sơ sinh.
- Sau khi chơi về.
- Sau khi phụ ba mẹ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc, vứt rác…
Khi rửa tay ba mẹ hãy dạy bé các bước rửa tay theo quy định của Bộ Y tế để loại bỏ vi khuẩn và các vết bẩn tốt nhất và rửa tay kỹ trong 20 giây. Ngoài ra, để bé hứng thú hơn thì ba mẹ hãy cùng bé rửa tay khi dạy, làm mẫu và lồng ghép các bài hát để bé thích thú hơn.
Vệ sinh răng miệng
Các bé mầm non là lứa tuổi yêu thích ăn đồ ngọt và ăn vặt thường xuyên do đó ba mẹ hãy dạy bé tập đánh răng ngay từ khoảng 2 tuổi. Với các bé thì trong 1 ngày cũng nên đánh răng 2 lần/ ngày vào sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ để bảo vệ răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho nhất.
Dạy bé đánh răng để răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng.
Ba mẹ hãy hướng dẫn bé cách lấy kem đánh răng với lượng như nào là đủ, cách lấy nước để súc miệng như thế nào để đánh răng. Khi dạy bé đánh răng phụ huynh hãy làm mẫu và hướng dẫn cho bé đánh các mặt của răng, nước từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới để bé thực hiện theo.
Trong thời gian đầu ba mẹ hãy là người đồng hành cùng bé vừa để giúp bé thuần thục hơn và đánh răng đúng cách cũng như không nuốt bọt đánh răng. Khi đã hình thành thói quen cho bé thì ba mẹ có thể yên tâm để bé tự đánh răng một mình.
Lưu ý: Trong khi dạy bé nếu trẻ chưa học được cách nhổ nước thì ba mẹ hãy thử tập cho bé đánh răng bằng nước lọc trước, khi bé thành thạo mới dùng kem đánh răng nhé.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể
Một kỹ năng vô cùng quan trọng khi giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non đó chính là vệ sinh cơ thể. Đây không chỉ là cách giúp bé tự vệ sinh, giúp cơ thể sạch sẽ thơm tho mà còn hạn chế bệnh tật lây lan qua tiếp xúc.
Dạy bé vệ sinh cơ thể để bé tự chăm sóc bản thân tốt hơn.
Các nội dung vệ sinh cơ thể cần truyền đạt cho bé gồm:
- Vì sao cần tắm rửa mỗi ngày: Giải thích cho con hiểu khi cơ thể không được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ thì có nguy cơ như thế nào.
- Che miệng khi ho: Dạy con bạn biết che miệng khi ho hoặc hắt hơi vừa giúp bé trở nên thanh lịch và không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Xì mũi đúng cách: Khi bé xì mũi phải thật nhẹ nhàng và sử dụng khăn giấy sau đó vứt ngay sau khi dùng.
- Xem video dạy mẫu: Ba mẹ cũng nên dẫn dắt một số tấm gương tốt về vệ sinh cá nhân hoặc cho bé xem các video rửa tay, đánh răng để bé nhận thức được tầm quan trọng của nó. Khi bé thực hiện xong ba mẹ hãy dành lời khen ngợi hoặc tặng món quà nhỏ để khích lệ và thưởng cho bé.